Từ lâu trà được biết như một nét văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam, bởi vì nó thể hiện rất rõ đời sống sinh hoạt mộc mạc của người Việt ta. Văn hóa trà Việt Nam đã được hình thành rất lâu đời và trải qua nhiều thăng trầm trong lịch sử cũng như biến động về văn hóa, chính trị. Nhưng văn hóa trà Việt Nam vẫn tồn tại, phát triển và mang một vẻ đẹp rất riêng biệt. Chính những nét đẹp này đã tô vẽ thêm bức tranh sống động về nét văn hoá uống trà của người Việt. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi muốn gửi đến bạn một chút hoài niệm về văn hoá, nghệ thuật thưởng trà của người Việt xưa và nay để bạn có thể cảm nhận được sức sống mãnh liệt của Trà Đạo Việt Nam.
Lịch sử về văn hóa trà Việt Nam
Văn hóa trà Việt Nam đã có từ 4000 năm lịch sử, gắn liền với quá trời dựng nước và giữ nước. Thông qua đó, nó được ví như một nhân chứng sống để chứng minh sự anh hùng của ông cha ta thời kỳ trước. Nhung chính vì đã được du nhập và phát triển rất lâu trên đất Việt nên phong cách uống trà của người Việt khác xa với trà đạo Nhật Bản, Trung Quốc.
Đã có những gia đoạn trong lịch sử, trà được xem là thức uống cao cấp chỉ được thường thức bởi vua chúa hoặc dùng cho các tầng lớp danh gia vọng tộc, có gia thế cao sang quyền quý. Và theo đó những lễ nghi về cách pha trà, thưởng trà cũng khá cầu kì như yêu cầu người mời trà phải có tác phong thể hiện sự cung kính đối với các bậc tiền bối, cung kính với bề trên và bày tỏ sự tôn trọng dành cho họ.
Tuy nhiên, về sau này, văn hoá uống trà của người Việt xuất hiện ở mọi nơi, không phân biệt sang – giàu, nghèo – hèn. Dù gia đình quý tộc hay thường dân, dù hàng quán ở chợ hay nhà hàng cao cấp, … đều có thể tự do nhâm nhi tách trà nóng. Đặc biệt, trà còn được sử dụng trong tất cả những ngày lễ lớn như cưới hỏi, ma chay, cúng giỗ hay đơn giản là một ngày thường cũng có thể thưởng thức nó.
Phương thức thưởng thức trà cũng khá đa dạng. Trà có thể được uống một mình, được gọi là độc ẩm, chính là lúc người ta nhâm nhi chiêm nghiệm, hoặc ngâm thơ sáng tác. Trà được uống cùng lúc với hai người thì được gọi là song ẩm hoặc có thể nhiều hơn nữa những người bạn tâm giao, tri kỉ của nhau. Trà được coi như là người bạn tâm giao của con người khi có tâm sự dù là vui hay buồn, nó làm con người ta nguôi ngoai nỗi buồn một cách thần kì.
Có thể nói văn hoá trà Việt Nam như một dòng suối âm ỉ chảy dài theo bề dày lịch sử và chảy mãi trong tâm hồn của mỗi người dân mang dòng máu rồng phượng này. Đó cũng chính là lý do tại sao Văn hoá uống trà của người Việt chính là sự tiếp nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa thời xưa và nay.
Phong tục uống trà của người Việt Nam xưa & nay
Trà trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày
Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, tập tục uống trà vẫn giữ được nét đẹp riêng của nó. Từ thời xa xưa, ông cha ta đã sử dụng trà như là một thứ nước uống hằng ngày. Vào mỗi bữa sáng khi mới thức dậy, việc đầu tiên của các bậc đi trước chính là đun nước pha một ấm trà.
Thưởng trà như một thói quen đã hằn sâu vào những hoạt động thường ngày của người dân Việt Nam lúc xa xưa hay bấy giờ. Trà không chỉ phục vụ cho việc giải khát mà nó còn giúp thanh lọc cơ thể và tâm hồn người thưởng trà.
Tết luôn là dịp để chúng ta cùng nhau sum họp, đoàn tụ với người thân, họ hàng trong gia đình và bạn bè để chúc nhau những điều may mắn nhất trong năm mới. Trong không khí hân hoan naỳ thì những tách trà như sợi dây vô hình kết nối chúng ta lại gần nhau hơn.
Còn gì bằng khi thưởng thức một tách trà ấm nóng rồi cùng nhau hàn huyên đôi ba câu chuyện xảy ra trong năm vừa qua với người thân, bạn bè trong tiết trời hơi se lạnh của năm mới. Văn hoá trà việt là truyền thống tốt đẹp cần đẹp giữ gìn và phát huy trong những ngày lễ tết quan trọng của đất nước ta.
Trà trong dịp cưới, hỏi
Phong tục cưới hỏi của văn hóa người Việt Nam không thể nào thiếu được “miếng trầu nên duyên nhà người” và một vật không thể thiếu được ở dịp lễ cưới hỏi đó chính là trà. Đây là hai thứ rất quan trọng nhất để thể hiện lễ nghĩa đối với 2 bên gia đình, tùy thuộc vào điều kiện gia đình nhà trai mà có thể số lượng nhiều hay ít nhưng tối thiểu phải có 2 cặp bởi nó biểu trưng cho tình vợ chồng luôn sắc son bên nhau.
Có thể thấy, văn hóa trà Việt Nam hiện hữu trong tất cả các hoạt động của người dân ta. Dù đó là ngày bình thường hay ngày trọng đại của chúng ta.
Nghệ thuật uống trà của người Việt Nam ta
Văn hóa và nghệ thuật uống trà của người Việt có lẽ chẳng mấy khi được các tờ báo hay tạp chí nước ngoài nói đến hoặc cũng không danh tiếng vang xa như Trà Đạo Trung Hoa, Trà Đạo Nhật Bản. Nhưng đối với chúng ta, văn hoá trà Việt Nam đã hằng sâu vào tâm trí của mỗi người và mỗi gia đình như một lẽ tự nhiên.
Từ thời xa xưa, các bậc tiền nhân đã đánh giá rằng pha trà và thưởng trà là một bộ môn nghệ thuật phi công thức. Bởi vậy nên người dân Việt ta có rất nhiều cách pha trà độc đáo và khác biệt của riêng mình. Còn đối với việc uống trà, để cảm nhận được hết hương vị của trà, khi thưởng thức nên đưa tách trà qua mũi sau mới hạ xuống miệng rồi nhấp từng ngụm nhỏ để có thể cảm nhận được vị đắng, vị ngọt của trà và đôi khi bạn còn thấy cả hương vị của đất và của trời trong tách trà ngon ấy.
Với người thưởng thức trà thì “ngũ quần anh” tức là bạn cùng uống trà đôi khi lại khó hơn cả bạn rượu. Vì bạn trà là người tri kỉ cùng nhau thưởng thức trà và đàm đạo với nhau những chuyện trên đời, ngồi ngâm thơ, đối đáp … Phải thực sự hợp nhau, hiểu nhau thì mới có thể khiến buổi trà đạo này trở nên có ý nghĩa.
Văn hóa Trà Việt Nam có tầm quan trọng như thế nào trong đời sống người dân
Chúng ta không thể phủ nhận rằng, trà từ xưa đến nay luôn giữa vai trò là một thức uống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của người Việt. Có thể khẳng định, trong mỗi gia đình Việt Nam dù theo phong cách hiện đại hay truyền thống đều sở hữu cho mình một bộ tách ấm để pha trà. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường dùng tách trà mời khách thể hiện sự niềm nở đón tiếp, sự nồng nhiệt, tôn trọng của gia chủ đối với vị khách đến thăm nhà.
Văn hóa trà Việt Nam còn thể hiện sự mộc mạc, chân thành, bình đẳng giữa các tầng lớp với nhau. Từ những người làm công việc cao sang cho đến những người nông dân hay cho dù bất kể là lễ tết hay hiếu hỉ, thì tất cả người dân Việt đều uống trà, mời trà để thể hiện lòng kính khách.
Có thể thấy rằng, văn hoá uống trà của người Việt có tầm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của nhân dân ta. Không chỉ bây giờ, về sau và mãi mãi, trà vẫn sẽ giữ được vị trí quan trọng trong lòng của mỗi người dân Việt Nam.
Ý nghĩa văn hóa trà đạo Việt
Nói đến văn hoá trà Việt Nam, chính là nói đến cái tâm của người pha trà và cái tâm của người thưởng trà. Chúng ta bỏ qua những quy tắc cầu kỳ để cùng nhau quây quần bên tách trà với khung cảnh dung dị đem đến một trạng thái tâm hồn an yên.
Nước trà mới rót mang một màu vàng xanh tươi mát, hương trà toả ngát phòng và khi nếm thử tách trà, sau vị chát đắng ấy giống như đang bộc lộ nỗi vất, sự tỷ mỉ trong quá trình lao động tạo ra được một chén trà ngon. Còn đối với vị ngọt thanh như hằng ẩn ý chính là tâm hồn của người dân ta, trọng nghĩa tình, thuỷ chung son sắt. Vì vậy, thưởng thức một chén trà như chiêm ngưỡng được một nét văn hoá trà Việt rất riêng mang đậm bản sắc dân tộc.