Sáng nay10/5/2025, tại Viện Văn hóa và Kinh tế Việt Nam- Asean tại A12/D7, ngõ 66 Khúc Thừa Dụ, KĐT mới Cầu Giấy, Hà Nội, Diễn đàn Giao lưu Văn hóa – Nghệ thuật Quốc tế Việt Nam 2025 đã chính thức khai mạc với sự tham dự của đông đảo đại biểu trong và ngoài nước. Sự kiện được tổ chức trong bối cảnh toàn cầu đang đối mặt với những biến động về lối sống, văn hóa và sức khỏe tinh thần, đặt ra nhu cầu cấp thiết về việc tìm lại bản sắc và trí tuệ truyền thống phương Đông như một phương pháp cân bằng sâu sắc và bền vững.
Phát biểu ấn tượng từ hai diễn giả đại diện cho tri thức Phong thủy, Chu Dịch của Việt Nam và Trung Quốc.
Thầy Tam Nguyên –Viện trưởng Viện văn hóa và kinh tế Việt Nam Asean chuyên gia phong thủy nổi tiếng tại Việt Nam. Trong phần mở đầu chương trình, Thầy nhấn mạnh: “Diễn đàn không đơn thuần là một chương trình giao lưu, mà là nơi khởi đầu cho những cuộc đối thoại thực chất giữa truyền thống và hiện đại, giữa giá trị Á Đông cổ xưa và những nhu cầu sống cấp thiết của con người hôm nay”.
Thầy Thánh Trung – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Địa lý Môi trường Bắc Kinh, Chủ tịch Hiệp hội Phong thủy Dịch học Thế giới.Thầy đã mang đến một bài phát biểu sâu sắc, truyền cảm:” Thầy đã gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới cộng đồng quốc tế về giá trị thời đại của tri thức phương Đông, xem đây là cơ hội để thế hệ hôm nay cùng tiếp nối, gìn giữ và khai mở những giá trị trường tồn bằng cả trí tuệ và tâm huyết.”
ĐIỂM NHẤN CHƯƠNG TRÌNH BUỔI SÁNG: 3 THAM LUẬN CHUYÊN ĐỀ
Sáng ngày 10/5, diễn đàn đã triển khai 3 tham luận mang tính nền tảng, giúp người tham dự khám phá chiều sâu văn hóa – nghệ thuật ứng dụng:
Tham luận 1: Ứng dụng dịch số của ông Lại Thế Trung với nội dung chính đề cập chia sẻ một góc nhìn tổng hợp về Dịch Số – nơi giao thoa giữa trí tuệ cổ xưa của phương Đông và năng lượng số hiện đại – cũng như lý do vì sao “con số” chính là chìa khóa giúp chuyển hóa vận mệnh một cách nhanh chóng và hiệu quả.
2. Tham luận 2: Tại sao cần nghiên cứu phong thủy khi xây nhà của ông Trần Hạnh dem tới sự kiện diễn đàn những kiến thức về tầm quan trong về sự thấu hiểu các giá trị của Phong Thủy trong xây dựng càng trở nên ý nghĩa, bởi lẽ nó là một phần di sản văn hóa chung, thể hiện sự tôn trọng sâu sắc đối với tự nhiên và khát vọng về một cuộc sống an lành, thịnh vượng.
3.Tham luận 3: Nguyên cảnh trong không gian văn hóa gia đình Việt của thầy Tam Nguyên. Kết luận của tham luận thầy Tam Nguyên mang tới những định nghĩa cụ thể về Nguyên Cảnh là tâm điểm kết nối giữa truyền thống và hiện đại: một mặt lưu giữ và tôn vinh những giá trị tổ tiên truyền lại, mặt khác linh hoạt thích ứng với nhịp sống mới.
CƠ HỘI KHÁM PHÁ VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG DÀNH CHO HỌC VIÊN
Tham dự diễn đàn, các học viên và khách mời không chỉ được lắng nghe tham luận học thuật mà còn được trực tiếp trải nghiệm – quan sát – đối thoại cùng các chuyên gia trong những lĩnh vực tinh hoa của văn hóa phương Đông như:Trà đạo: tinh thần sống chậm, lắng nghe và kết nối nội tâm.Phong thủy học: hiểu và tối ưu không gian sống theo quy luật tự nhiên. Chu Dịch: nền tảng của mọi triết lý dịch chuyển – vận hành vũ trụ. Thư pháp: nghệ thuật nuôi dưỡng tâm – khí – thần qua từng nét bút. Hơn cả một sự kiện ghi nhận giá trị văn hóa truyền thống, diễn đàn này còn là một nền tảng chiến lược, phản ánh tầm nhìn và khát khao đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Với vai trò đó, diễn đàn mở ra một không gian học thuật chất lượng cao, mời gọi các nhà nghiên cứu uyên bác, nghệ nhân bậc thầy, doanh nhân tiên phong và những người trân trọng văn hóa phương Đông đến để cùng nhau học hỏi, kết nối và đồng sáng tạo.
Chương trình sẽ tiếp tục diễn ra trong ngày với các hoạt động giao lưu, trình diễn thư pháp, thẩm định trà đạo, hỏi đáp chuyên sâu cùng chuyên gia.Chiều nay, Thầy Thánh Chung sẽ có buổi giao lưu với chủ đề “Mệnh lý và linh vật phong thủy trong cải thiện vận mệnh” cùng nhiều chương trình hấp dẫn như viết thư pháp và thưởng trà. Diễn đàn không chỉ là biểu hiện của lòng trân trọng đối với giá trị văn hóa truyền thống mà còn thể hiện khát vọng mở rộng hợp tác quốc tế. Đây là một không gian học thuật lý tưởng cho các nhà nghiên cứu, nghệ nhân, doanh nhân và những người yêu thích văn hóa phương Đông.